Ưu điểm, nhược điểm các loại trần thạch cao
Ưu điểm, nhược điểm các loại trần thạch cao. Chúng tôi phân tích một số ưu điểm, nhược điểm của các loại trần thạch cao đang thịnh hành trên thị trường
ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI TRẦN
A. Ưu điểm, nhược điểm của khung trần chìm:
Ưu điểm:
Có thể thay đổi màu sơn sau khi lắp đặt.
Có thể biến tấu qua các hình thức giật cấp, tạo hình, uốn cong,....
Tạo ra trần phẳng nhìn giống như trần đúc.
Cách âm cách nhiệt tốt hơn trần nổi.
Che được hệ thống cơ điện phía trên
Nhược điểm:
Không dễ tháo ráp sau khi lắp đặt – khó khăn trong việc sửa chữa hay bảo dưỡng hệ thống cơ điện phía trên.
Nhạy cảm với giao động của tòa nhà.
Mối nối có thể bị nứt nếu không được xử lý đúng cách.
Phải hoàn thiện sau khi lắp đặt.
Ứng dụng:
Trần trang trí phòng khách, phòng ngủ, khu vực đại sảnh, tiền sảnh, ball room, tiếp tân, nhà vệ sinh,.....
Giả làm trần đúc để trang trí.
Che chắn các hệ thống cơ điện phía trên.
Sử dụng kết hợp với trần nổi để tăng tính đa dạng.
B. Ưu điểm, nhược điểm của khung trần nổi:
Ưu điểm:
Dễ lắp đặt.
Tháo ráp dễ dàng.
Không cần hoàn thiện sau lắp đặt.
Dễ dàng sửa chữa thay thế.
Thuận tiện cho việc bảo dưỡng hệ thống cơ điện phía trên.
Không bị ảnh hưởng nhiều do sự dao động của công trình.
Nhược điểm:
Nhạy cảm với nhiệt độ khi ty treo dài.
Tấm thạch cao bị cong vênh theo thời gian, nhất là khi môi trường làm việc nóng.
Bụi bám ở khe giữa tấm và khung.
Khả năng biến tấu kém → ít khi được dùng để trang trí tạo kiểu.
Ứng dụng:
Văn phòng.
Chung cư.
Bệnh viện.
Nhà xưởng.
Nhà vệ sinh.
Nhà bếp.
Trang trí (kết hợp với trần chìm).